Bí ẩn hồ nước duy nhất trên thế giới chứa hàng triệu con sứa biển vàng

14:42 29-06-2020

Ở một hòn đảo nhỏ tên Eil Mul, thuộc nước Cộng hòa Palau phía Tây Thái Bình Dương, có một hồ chứa nước là nơi sinh sống của hàng triệu con sứa vàng đặc biệt không có ở bất kỳ nơi nào khác.

Hình ảnh hồ nước độc đáo được chụp từ trên cao. (Nguồn: Shutterstock)

Chỉ cách bờ biển vài chục mét, hồ sứa được ngăn cách với đại dương bởi một quần thể san hô nông còn sót lại từ trước khi con người xuất hiện trên Trái đất. Dù nước có thể chảy vào hồ qua các khe nứt và kẽ hở hẹp của rặng san hô nhưng những con sứa không thể rời hồ nước và tiến ra biển.

Trong 12.000 năm sống trong môi trường không có kẻ săn mồi, sứa vàng đã phát triển với số lượng lớn và biến nơi đây thành hồ sứa khổng lồ.

Sự cô lập trong thời gian dài cũng khiến những con sứa vàng có nhiều đặc điểm sinh học và tập quán độc đáo so với anh em của chúng ở các đầm phá ven biển gần đó. Sứa vàng không có các đốm trên thân và có tay ngắn hơn so với các anh em của mình. Để có được nguồn thức ăn, chúng dựa vào mối quan hệ cộng sinh với một loại tảo sống trong mô của mình.

Đến giờ, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng giải mã những bí mật khó hiểu về DNA loài sứa vàng sống trong hồ, họ cũng khá chắc chắn rằng loài này đã không lai tạp với các loài sứa vàng khác trong hàng triệu năm.

Vì phần gai độc của những con sứa vàng nhỏ và vô hại với con người, hồ nước kỳ diệu đầy những con sứa hiền lành này đã trở thành điểm đến lý tưởng cho các thợ lặn trên toàn thế giới.

Hồ sứa khổng lồ là địa điểm yêu thích của các thợ lặn trên toàn thế giới. (Nguồn: Shutterstock)

Hàng triệu con sứa trong hồ đều đặn thực hiện các cuộc di cư mỗi ngày trên bề mặt hồ, đuổi theo Mặt trời vào ban ngày và đi theo Mặt trăng vào ban đêm. Mặc dù có số lượng rất lớn, chúng chỉ bơi gần mặt nước, nơi có thức ăn và oxy.

Do đặc điểm cấu tạo đặc biệt, đáy hồ sứa là một cái bẫy độc hại. Rặng san hô cho phép dòng nước tươi mới tiến vào mặt hồ, nhưng đáy hồ lại là vùng chết bởi không có oxy và ô nhiễm chất hydro sunfua. Ở độ sâu vùng đáy hồ chính là vùng chết với một chú sứa và thậm chí có thể rất nguy hiểm đối với các thợ lặn.

Những con sứa vàng "hài lòng" sống trong lớp nước gần mặt hồ, nơi môi trường được cân bằng một cách bấp bênh. Khí hậu ấm được chứng minh là thảm họa đối với loài sứa vàng trong hồ khi một phần lớn sứa đã bị hủy hoại trong thời kỳ hiện tượng El Nino diễn ra mạnh.

Bất chấp các mối đe dọa từ sự nóng lên của đại dương, sứa vàng trong hồ đã chứng minh khả năng phục hồi trở lại chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Năm 1998, gần như không có con sứa nào được tìm thấy trong hồ, nhưng chỉ sau 14 năm, chúng đã trở nên đông đúc như trước vào năm 2012.

Nguồn:dantri.com

Ý kiến bạn đọc

  • Tên của bạn

    Địa chỉ email

  • Nội dung bình luận

Tin cùng chuyên mục


Lên đầu trang