Nhìn lại một năm xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Tiếp tục tăng trưởng trong thác thức

17:32 29-12-2021

VBĐVN.vn - Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 4,6% so kế hoạch. Có thể nói đây là một năm ngành thủy sản Việt Nam tăng trưởng "ngoạn mục" trong bối cảnh gặp rất nhiều thách thức, khó khăn.

Tổng cục Thủy sản Hội nghị tổng kết năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022

Trong "nguy" có "cơ", duy trì tăng trưởng

Xuất khẩu thủy sản kết thúc một năm đầy biến động, đối diện với rất nhiều thách thức, khó lường. Đặc biệt, đại dịch Covid 19 bùng phát trên diện rộng, diễn biến phức tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm, nơi đặt hầu hết nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản của Việt nam như: Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu… đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe, tính mạng của người dân, nhiều hoạt động kinh tế - xã hội bị ngưng trệ chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu bị gián đoạn, thị trường tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn. Doanh nghiệp chế biến vật lộn với những khó khăn từ việc giãn cách xã hội kéo dài, tốc độ lây nhiễm tăng nhanh, chi phí để duy trì sản xuất và chi phí phục vụ xuất khẩu tiếp tục gia tăng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh từ các nước như Ấn Độ, Ecuador ..., cùng với các rào cản kỹ thuật của một số nước nhập khẩu cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất thủy sản.

Tuy nhiên, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của người dân và các doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản với sự thích ứng linh hoạt, tinh thần trong "nguy" có "cơ", đến nay xuất khẩu thủy sản đã đạt được những kết quả rất đáng tự hào, bất chấp những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 kéo dài.Từ những kết quả trên, để có những góc nhìn tổng quát chúng ta cùng xem lại những dấu mốc quan trọng mà ngành thủy sản đã vượt qua trong năm 2021 sau:

Kết thúc năm 2020, Việt Nam được đánh giá là một trong ít những quốc gia rất thành công trong phòng chống đại dịch Covid-19; đã kiểm soát, khống chế tốt dịch bệnh, duy trì đà tăng trưởng kinh tế - xã hội trong năm 2020. Có thể nói đây cũng là giai đoạn quan trọng để Việt Nam có những kinh nghiệm, kịch bản trong ứng phó với đại dịch Covid-19. Từ đó giúp cho người dân, các doanh nghiệp có những kế hoạch chủ động ứng phó với đại dịch Covid-19 và chiến lược trong việc thúc đẩy, phục hồi, mở rộng kinh doanh.

Đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, năm 2020 đã kết thúc một năm vượt khó thành công, khi tốc độ tăng trưởng vẫn được duy trì, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 8,4 tỷ USD. Trong bối cảnh như vậy, mục tiêu xuất khẩu thủy sản 2021 đối diện với nhiều thách thức và cũng có không ít cơ hội.

Bước khởi động thành công

Khởi động Quý I năm 2021, với sự kiểm soát tốt đại dịch trong năm 2020 xuất khẩu thủy sản tiếp tục với hy vọng mới, phục hồi sản xuất, tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu và có cơ hội tăng thị phần xuất khẩu khi các đối thủ cạnh tranh như: Ấn Độ, Ecuador, Thái Lan,…đang phải vật lộn với đại dịch. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác từ các cơ hội do Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại như CPTPP, EVFTA, UKFTA.

Xuất khẩu thủy sản tháng 3-2021 ước đạt khoảng 640 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2021 đạt gần 1,7 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020. Đây được xem là bước khởi động thành công cho một năm 2021, khi cả thế giới vẫn đang đối mặt với rất nhiều biến động. Tuy nhiên, giai đoạn này các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đứng trước không ít những khó khăn thách thức, khi giá cả vật liệu đầu vào có xu hướng tăng cao, cước vận tải biển không ngừng tăng, đặc biệt là cước tàu đi Mỹ và EU. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt container rỗng đã làm gián đoạn việc cung cấp các sản phẩm cho các thị trường nhập khẩu. Cùng lúc đó, Trung Quốc cũng siết chặt kiểm soát Covid-19 với hàng thủy sản nhập khẩu càng khiến cho xuất khẩu thủy sản thêm khó khăn.

Xuất hiện biến chủng mới, vẫn duy trì đà tăng trưởng

Bắt đầu từ quý II năm 2021, cụ thể từ cuối tháng 4-2021, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư với vi rút biến chủng Delta bắt đầu xuất hiện và bùng phát trên diện rộng, với tốc độ lây lan nhanh chóng, khó kiểm soát. Đặc biệt, tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành/phố phía Nam đã gây áp lực quá tải lên hệ thống y tế và trước diễn biến phức tạp việc phải ngăn chặn biến chủng Delta buộc thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt.

Mặc dù xuất hiện biến chủng mới và các biện pháp ngăn chặn đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp tuy nhiên, xuất khẩu, tuy nhiên, do có sự chuẩn bị nguồn cung từ các tháng trước và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp cùng với đó là sự hồi phục nhu cầu tại 2 thị trường lớn Mỹ và EU và xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng tăng mạnh, đã mang lại kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trên 4,1 tỷ USD cho Việt Nam trong nửa đầu năm nay. Như vậy, trong quý II năm 2021, xuất khẩu thủy sản vẫn tiếp tục được duy trì đà tăng trưởng. Đặc biệt là sản phẩm tôm đã tăng trưởng rất ấn tượng.

Bước sang quý III năm 2021, việc giãn cách kéo dài, trên diện rộng, điều này đã đè nặng lên toàn bộ chuỗi sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Có tới 50% nhà máy chế biến tôm và cá tra tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã phải đóng cửa, trong 50% nhà máy còn lại, lực lượng lao động chỉ hoạt động 30% công suất của nhà máy kể từ tháng 7-2021. Nhiều doanh nghiệp đã phải tăng thêm chi phí để đầu tư trang bị cho lực lượng lao động sản xuất "3 tại chỗ", chi phí kiểm tra dịch bệnh cho người lao động, chi phí kiểm tra sức khỏe đội ngũ vận chuyển khi lưu thông hàng hóa…Chuỗi cung ứng bị gián đoạn gây áp lực rất lớn lên các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.

Có thể nói trong quý III năm 2021, chuỗi cung ứng sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản đứng trước thách thức vô cùng lớn, làm gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng và gây áp lực lên các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản, thậm chí đứng trước phá sản.

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp vẫn cố gắng sản xuất trong thời gian giãn cách. Việc này không giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận, ngược lại còn hao tốn chi phí cho một loạt sản phẩm không tăng giá trị; nhưng đây là cách duy nhất để doanh nghiệp duy trì sản xuất, đáp ứng các hợp đồng đã ký kết trước đó một cách tạm thời, giữ được thị trường trong giai đoạn khó khăn nhất. Khi giữ được thị trường, việc phục hồi sản xuất chỉ còn là trong sớm muộn. Nếu sau khi phục hồi sản xuất mà không còn thị trường, đây mới là cái mất lớn nhất.

Đây là thời điểm được xem là giai đoạn cực kỳ căng thẳng và nếu tiế

Chế biến tôm xuất khẩu. Ảnh minh họa

p tục áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt kéo dài thì sẽ dẫn đến hệ lụy phá sản hàng loạt. Tuy nhiên, việc quyết định tháo gỡ các biện pháp giãn cách và chuyển chiến lược phòng chống Covid-19 là yếu tố then chốt, là quyết định kịp thời, đúng đắn giúp các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản lấy lại niềm tin, tập trung khôi phục sản xuất, chuẩn bị nguồn hàng phục vụ nhu cầu cao điểm của các thị trường khi mùa lễ hội cuối năm đang đến gần.

Vì vậy, mặc dù xuất khẩu thủy sản trong tháng 9 tiếp tục giảm 23% sau khi đã giảm sâu tới 36% trong tháng 8; nhưng tính đến hết quý III/2021, xuất khẩu thủy sản của cả nước đã đạt gần 6,2 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đến cuối quý IV năm 2021, việc tháo gỡ giãn cách tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực phía Nam cùng với đó là chiến dịch tiêm vắc xin đã được đẩy mạnh với độ phủ rộng đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Mặt khác, Chính phủ và các Bộ, ngành đã vào cuộc quyết liệt cùng với các địa phương tháo gỡ những nút thắt lớn trong việc lưu thông hàng hóa cũng như có những chính sách hỗ trợ, khôi phục sản xuất và các chính sách kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19. Điều này đã tạo niềm tin, động lực cho ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản ổn định phục hồi sản xuất kinh doanh, khôi phục chuỗi cung ứng để lấy lại đà tăng trưởng và đạt được kết quả vượt sự mong đợi .

Với những kết quả đạt được trên và từ những nhận định dự báo kinh tế - xã hội, năm 2022 ngành thủy sản tiếp tục đặt mục tiêu tổng sản lượng thủy sản khoảng 8,73 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 8,9 tỷ USD.

Theo tongcucthuysan.gov.vn

Ý kiến bạn đọc

  • Tên của bạn

    Địa chỉ email

  • Nội dung bình luận

Tin cùng chuyên mục


Lên đầu trang