Nâng cao năng lực cho mạng lưới bảo tồn biển

07:51 23-05-2024

VBĐVN.vn - Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF - Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh (Greenhub) và một số đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm chương trình giám sát rác thải nhựa bãi biển và rạn san hô; tập huấn nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB), Vườn Quốc gia (VQG) có biển...

Mục đích hoạt động này nhằm góp phần giải quyết một số vấn đề liên quan đến môi trường biển, đa dạng sinh học và quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển.

Theo đó, Hội nghị đánh giá 5 năm chương trình giám sát rác thải nhựa bãi biển và rạn san hô; cập nhật những quy định, quy chế mới hỗ trợ quản lý hiệu quả các KBTB cho các KBTB; Thảo luận về tài chính bền vững cho các KBTB/VQG có hợp phần biển; Tập huấn về hoạt động cứu hộ rùa biển và động vật biển khi bị đánh bắt không chủ ý.

Theo nhận định của các chuyên gia và đại diện các KBTB, hoạt động đánh bắt không chủ ý các loài thú biển như rùa biển, cá mập/cá nhám và cá đuối... tại Việt Nam cũng là một vấn đề phức tạp. Điều này dẫn đến việc khai thác quá mức, ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình tái tạo và các hoạt động kinh tế dựa trên nguồn lợi thuỷ sản tại các địa phương. Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu cơ chế quản lý dựa trên hạn ngạch, khiến việc phân loại các loài là mục tiêu hoặc không mục tiêu trở nên khó khăn. 

Ảnh minh họa. Nguồn: baochinhphu.vn

Liên quan đến việc môi trường biển, đa dạng sinh học và quản lý hiệu quả các KBTB, những năm qua, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) thông qua dự án Sáng kiến Tài chính Đa dạng sinh học (BIOFIN) và các chương trình liên quan khác đang thúc đẩy việc áp dụng các cơ chế tài chính nhằm tăng cường nguồn tài chính bền vững cho công tác bảo tồn biển như phí tham quan, phí người dùng, cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên (PES), phí bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo hiểm san hô, bù trừ tín chỉ carbon đại dương. Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, UNDP cũng đang triển khai Chương trình tài trợ các dự án nhỏ (SGP) do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ với nhiều dự án cộng đồng trong đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo tồn rùa biển, bảo vệ hệ sinh thái san hô và giảm rác thải nhựa… IUCN cũng thường xuyên phối hợp cùng các đối tác đồng hành hỗ trợ mạng lưới các Khu bảo tồn biển/Vườn Quốc gia nâng cao năng lực góp phần vào các hoạt động bảo tồn và đa dạng sinh học biển.

Năm 2024, hoạt động này được tiếp tục duy trì với sự tham gia của mạng lưới KBTB/VQG và Chi cục Thủy sản khắp cả nước, tập trung vào các nội dung chính: cơ chế tài chính bền vững cho các KBTB/VQG có hợp phần biển; giảm thiểu đánh bắt không chủ ý trong hoạt động thủy sản; cứu hộ rùa biển/động vật biển; và giám sát rác thải nhựa bãi biển và rạn san hô.

Theo monre.gov.vn

Ý kiến bạn đọc

  • Tên của bạn

    Địa chỉ email

  • Nội dung bình luận

Tin cùng chuyên mục


Lên đầu trang