Hiệp ước biển cả - Hy vọng cho tương lai của hành tinh

08:37 21-03-2023

VBĐVN.vn -Vừa qua tại New York, các nhà đàm phán đã đạt được một thỏa thuận mang tính bước ngoặt bảo vệ sự sống trên Trái Đất: Hiệp ước về biển cả, thỏa thuận môi trường lớn thứ hai chỉ trong 3 tháng sau Hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh học Cop15 ở Montreal.

Khoảnh khắc các quốc gia đạt được thỏa thuận sau gần 2 thập kỷ đàm phán đã khiến bà Rena Lee, Chủ tịch hội nghị của Liên Hợp Quốc về bảo vệ biển quốc tế, bật khóc khi đọc thông báo tại cuộc họp ở New York. Ít nhất giờ đây, các quốc gia gần như đã có một chiến lược hoàn chỉnh để hành động đối với 3 cuộc khủng hoảng trong thời đại của chúng ta: tình trạng khẩn cấp về khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm.

Ngày 4-3 tại New York, các nhà đàm phán đã đạt được một thỏa thuận mạng tính bước ngoặt về bảo vệ sự sống trên Trái Đất: hiệp ước về biển cả. Ảnh: Greenpeace

Các nước vẫn đang đàm phán về một thỏa thuận của Liên Hợp Quốc liên quan tới ô nhiễm nhựa với một vòng đàm phán khác dự kiến diễn ra tại Paris trong năm nay. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo thế giới, những người đứng đầu doanh nghiệp đã biết phải làm gì trong những thập kỷ tới để tránh thảm họa. Các nước cần phải giữ lời hứa và thực hiện đúng cam kết. Điều cấp bách hiện nay là chính phủ các nước phải giữ lời hứa và thực hiện đúng những gì đã cam kết.

Quyền Giám đốc về Đa dạng Sinh học của Liên Hợp Quốc, ông David Cooper nói rằng, việc giữ cho Trái Đất là một hành tinh có thể sinh sống trong nhiều thế hệ là ưu tiên hàng đầu. Ông bày tỏ lạc quan về các động thái của cộng đồng quốc tế, nhưng cũng cho rằng những nỗ lực này là chưa đủ. “Các chính trị gia đang bắt kịp phần lớn công chúng về điều này. Những người trẻ tuổi và người bản địa nhìn thấy những gì đang xảy ra và họ nhìn thấy tương lai của họ sẽ như thế nào nếu không hành động. Họ đã thúc đẩy các chính phủ hành động và tôi nghĩ những gì chúng ta thấy ở Montreal và New York là kết quả của nỗ lực đó. Tôi nghĩ điều này rất đáng khích lệ, bất chấp những căng thẳng khác trên thế giới”, ông Cooper nói.

“Việc thực hiện các thỏa thuận thực sự đem lại khác biệt giữa một hành có thể sinh sống được ở nhiều nơi trên thế giới và một hình tinh hầu như không thể sinh sống được đối với con người. Ở một mức độ nào đó, Cop 15 ở Montreal đã đem lại động lực, đặc biệt với mục tiêu bảo vệ 30% diện tích đất liền và biển. Nhưng chúng ta cần những thỏa thuận như hiệp ước biển cả để đạt được mục tiêu đó”, ông Cooper nhấn mạnh thêm.

Bà Rena Lee, Chủ tịch hội nghị của Liên Hợp Quốc về bảo vệ biển quốc tế, bật khóc khi đọc thông báo tại cuộc họp ở New York. Ảnh: ENB

Các nhân vật cấp cao của Liên Hợp Quốc đã hoan nghênh những thỏa thuận với sự lạc quan thận trọng, thừa nhận tinh thần của chủ nghĩa đa phương trong bối cảnh tồn tại căng thẳng giữa các cường quốc cũng như xung đột Nga-Ukraine.

“Tôi cho rằng, dưới góc độ ô nhiễm cũng như đa dạng sinh học, đã có sự quan tâm mà chúng ta chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Tôi mừng vì điều đó”, bà Inger Andersen, Giám đốc chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc, cho biết.

Tuy nhiên, bà nói thêm rằng: “Điều thực sự thú vị là chúng ta có thể đi đến cuối con đường về một số vấn đề quan trọng. Mất mát và thiệt hại đã được tính đến trong một thời gian, mọi người đều đồng tình về điều đó bất chấp sự phức tạp. Để các cuộc đàm phán về nhựa diễn ra và đem lại kết quả tích cực – khi chúng tôi tổ chức vòng đàm phán thứ hai ở Paris vào tháng 5 – là rất khó khăn nhưng mọi việc đang tiến triển. Sự chia rẽ luôn xuất hiện nhưng chúng tôi đã đạt được một số bước tiến thực sự trong vài năm qua”.

Tốc độ thay đổi nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn khi liên tục có những các đánh giá khoa học báo động về sức khỏe của hành tinh. Các chuyên gia cảnh báo hơn 1 triệu loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng, đe dọa chức năng của các hệ sinh thái vốn giúp duy trì nền văn minh nhân loại.

Hiệp ước bảo vệ biển cả trong thế kỷ 21. Ảnh: Shutterstock

Đánh bắt quá mức, ô nhiễm nhựa và tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã gây ra những tổn thất về môi trường. Giờ đây, ít nhiều các chính phủ đã nhận ra quy mô và mối đe dọa từ các vấn đề này. Khi nỗ lực cùng nhau, thế giới đã đạt những tiến triển trong bảo vệ môi trường. Chẳng hạn, nghị định Montreal 1987 về bảo vệ tầng ozone đang được triển khai hiệu quả và đi đúng hướng.

Hồi tháng 1-2023, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cho biết đây là “một ví dụ đáng khích lệ về những gì thế giới có thể đạt được khi chúng ta làm việc cùng nhau”. Ông Li Shuo, một cố vấn chính sách cho Greenpeace Đông Á, người đã tham dự Cop15 ở Canada và các cuộc đàm phán về biển cả ở New York, nói rằng Trung Quốc sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các thỏa thuận quốc tế. Bắc Kinh giữ chức chủ tịch tại hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh học ở Canada và đã hợp tác với người Canada để các cuộc đàm phán đi đến kết luận thành công bất chấp một loạt căng thẳng.

Ông Li cho biết hiệp ước biển sẽ bảo vệ biển cả trong thế kỷ 21. “Dựa trên thành công gần đây của Cop15 về đa dạng sinh học, hiệp ước về biển cả sẽ giúp hoàn thành mục tiêu 30x30. Thành công này chỉ ra rằng tiến bộ về môi trường và chủ nghĩa đa phương vẫn có thể chiến thắng bất chấp những điều kiện địa chính trị đầy thách thức. Việc sẵn sàng nâng cao quản trị biển là yếu tố quan trọng để phá vỡ thế bế tắc liên quan đến thỏa thuận”.

“Tôi cảm thấy rất vinh dự khi có thể trải nghiệm điều mà một nhà quan sát kỳ cựu nói với tôi là khoảnh khắc thú vị nhất trong quá trình xây dựng luật về đại dương trong nhiều thập kỷ. Từ Montreal đến New York Đây thực sự là một câu truyện kiên định. Cộng đồng toàn cầu có thể tăng cường quản trị đa dạng sinh học trên đất liền và trên biển. Đó là một thời điểm rất thú vị bất chấp địa chính trị đầy thách thức”, ông Li nói thêm.

Hoàng Phạm (biên dịch)

Theo Guardian

Ý kiến bạn đọc

  • Tên của bạn

    Địa chỉ email

  • Nội dung bình luận

Tin cùng chuyên mục


Lên đầu trang